image banner
Hội Nông dân xã Đặng Sơn (Đô Lương): HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH BIẾN PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP THÀNH PHÂN BÓN HỮU CƠ.
Lượt xem: 287

Một trong những mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường đang được Hội Nông dân huyện Đô Lương tập trung triển khai nhân rộng có hiệu quả rất thiết thực trong giai đoạn hiện nay đó là mô hình “Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp ”. Mô hình vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa góp phần phát triển kinh tế với hiệu quả trong ngành trồng trọt đạt năng suất cao. Hội Nông dân xã Đặng Sơn đã mạnh dạn nhận 400kg chế phẩm phẩm compost maker để cho hội viên và bà con xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ (từ thân cây lạc, cây ngô và các phế phẩm Nông nghiệp khác).

Mặt khác, Phân bón là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Từ xa xưa, người nông dân đã biết sử dụng phân bón hữu cơ từ các phế phẩm nông nghiệp để bón cho cây trồng. Đặc biệt thời gian gần đây với sự hỗ trợ của Hội nông dân tỉnh Nghệ An, bà con huyện Đô Lương nói chung và bà con nhân dân xã Đặng Sơn nói riêng đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, từ đó giảm được chi phí sản xuất, giúp cây trồng phát triển cân đối, tăng năng suất, sản lượng.

Bên cạnh đó, Hội xã đã tuyên truyền đến hội viên và nhân dân trong toàn xã bằng nhiều hình thức như thông qua hệ thống truyền thanh của xã, của xóm; trên các trang mạng Facebook của hội, tuyên truyền miệng của cán bộ hội, sau một thời gian,  cơ bản hội viên và nhân dân đã nắm rõ lợi ích từ phương pháp mới sản xuất phân bón hữu cơ. Sau khi nắm bắt tình hình một số hội viên tại xóm 3 đã thu hoạch lạc trên đất bãi. Hội đã đến từng nhà vận động hội viên phối hợp và ngay buổi  chiều ngày 20/5/2024 Ban Thường vụ hội đã trực tiếp xuống tận nơi hội viên đã và đang thu hoạch cây lạc trên đất bãi để hướng dẫn hội viên ủ phân hữu cơ, kết quả có 7/7 hộ đã thu hoạch lạc phối hợp thu gom thân cây lạc để hội nông dân xã hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học compost maker từ thân cây lạc. Hội xã đã trích một phần kinh phí để mua rỉ mật, đạm urê, lân super, kali hỗ trợ, các hội viên tích cực thu gom thân cây lạc và chuẩn bị nước để pha chế men vi sinh theo tỉ lệ và các thành phần theo quy định, bao bì, bạt để che phủ sau khi thực hiện quy trình ủ phân.

Anh-tin-bai

 

Để sản xuất 1 tấn phân vi sinh cần 700kg phế phụ phẩm nông nghiệp, 300kg phân chuồng, 4kg rỉ mật, 6kg vôi bột, u rê 2kg, kali 3kg, lân 5kg và chế phẩm compost maker. Bón phân hữu cơ vi sinh mỗi năm giúp gia đình hội viên giảm được khoảng 40% chi phí đầu vào.

Anh-tin-bai

Tuy nhiên, quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh cũng có những hạn chế nhất định, rõ nhất là “tốn nhiều công cho việc thu gom phế phụ phẩm, vận chuyển vất vả hơn, bón phân lâu hơn nhưng cái được nhất mà nó mang lại đó là bảo vệ được môi trường nông thôn sạch đẹp, tránh được ô nhiễm môi trường bổ sung tốt nguồn dinh dưỡng cho cây trồng và mang lại sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng”. Thời gian sắp tới hội tiếp tục hướng dẫn hội viên ủ phân hữu cơ sau khi thu hoạch cây lạc và cây ngô trên đất bãi và nhân rộng mô hình.

Trần Thị Thanh Nga CT hội Nông dân
BẢN ĐỒ XÃ NGHĨA PHÚC - HUYỆN TÂN KỲ
Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 47
  • Trong tuần: 242
  • Tất cả: 45,672
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ ĐẶNG SƠN
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Bùi Nguyên Hải - Chủ tịch UBND Xã

Trụ sở: Xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0988262778 - Email: haihddangson@gmail.com

 

EMC Đã kết nối EMC